Năm 2022 đầy khó khăn của lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Từ đầu năm 2022 đến nay, đồng yên Nhật liên tục mất giá và có thời điểm xuống mức thấp nhất trong 32 năm. Đồng yên mất giá, kèm theo công việc ít do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xuất khẩu lao động Nhật Bản phần nào kém đi sự hấp dẫn với người lao động Việt Nam.

Công nhân cuối năm


Từ đầu năm 2022 đến nay, đồng yên Nhật liên tục mất giá và có thời điểm xuống mức thấp nhất trong 32 năm. Đồng yên mất giá, kèm theo công việc ít do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xuất khẩu lao động Nhật Bản phần nào kém đi sự hấp dẫn với người lao động Việt Nam.

Công nhân cuối năm

Từ tháng 3.2022 tới thời điểm hiện tại, đồng yên Nhật đã mất giá tới gần 30% và là mức giảm mạnh nhất trong vòng 32 năm qua. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam hiện có gần 500.000 lao động đang làm việc tại Nhật Bản. Việc đồng yên Nhật mất giá mạnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của lực lượng lao động này, đồng thời làm đảo lộn các kế hoạch chi tiêu, gửi tiền về quê nhà, khiến nhiều người lao động Việt Nam tại Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Ibaraki (Nhật Bản) cũng là một trong những hoàn cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề do đồng yên mất giá. Sang Nhật Bản hơn 3 năm, công việc của chị Nguyễn Thị Thanh Huyền là công nhân đóng gói khoai lang tại thành phố Ibaraki (Nhật Bản). Thời gian qua, do đồng yên Nhật đang xuống giá rất mạnh nên thu nhập của chị cũng đã giảm đáng kể.

Chị Huyền cho biết: “Thu nhập của mình bị ảnh hưởng, không còn cao như trước do ảnh hưởng giá của đồng yên giảm. Bình thường tháng nào mình cũng gửi tiền về Việt Nam cho gia đình, nhưng bây giờ đồng yên giảm như vậy, mình không thể gửi về vì số tiền quy đổi thấp hơn rất nhiều tiền so với ngày xưa. Trước đây, một ngày ở Nhật mình có thể làm ra tiền Việt từ 1-1,5 triệu đồng, nhưng giờ đồng yên giảm mình chỉ làm được khoảng 600-700 nghìn VND. Mình cảm thấy lo lắng vì không gửi tiền về được cho gia đình”.

"Đồng yên giảm ảnh hưởng rất lớn, nhất là đối với những bạn mới sang Nhật, đa phần các bạn đều sử dụng các gói vay để sang đây làm việc. Đồng yên mất giá khiến việc thanh toán các khoản vay này chậm hơn, khó khăn hơn", chị Huyền chia sẻ thêm.

Công nhân cuối năm

Thời điểm tháng 6.2022, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền về Việt Nam thăm gia đình được gần một tháng. Trước đó, chị Huyền mua vé máy bay hai chiều bằng tiền Nhật, giá tiền cả đi cả về quy đổi theo tiền Việt là 13 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Bình thường nếu giá man (1 man bằng 10.000 yên) cao mình chỉ hết khoảng 6 man, nhưng giờ khi yên thấp mình mua vé hết khoảng 7,4 man. Như mình mua vé máy bay, mình gửi hơn 7 man, nếu mà giá cao thì sẽ được hơn 15 triệu đồng, còn bây giờ giá thấp nên chỉ được 13 triệu đồng”.

Những năm trước đây, tỉ giá đồng yên so với VND có lúc lên tới 260 VND/yên, tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động dẫn đến tỉ giá đồng yên giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 172 VND/yên. Thời điểm mới sang Nhật, khi giá man ở mức cao, chị Huyền tự nhủ tiêu một man bằng tiền bố mẹ làm vất vả cả tháng ở Việt Nam. Do vậy, chị cùng nhiều người phải tiết kiệm, dành dụm tiền để gửi tiền về quê.

Chị Huyền tâm sự: “Như các bạn thực tập sinh khi đi làm chỉ được khoảng 6-8 man sẽ phải chi tiêu rất tiết kiệm để có tiền gửi về cho gia đình. Bây giờ, bản thân mình cũng phải chi tiêu tiết kiệm hơn, chi tiêu hợp lý mới có thể dành tiền để gửi về nhà. Trước đây man cao thì một tháng mình sẽ dành 10 man tương đương với 20 triệu tiền Việt Nam để gửi về cho gia đình. Thế nhưng bây giờ đồng yên thấp, ví dụ mình có làm ra 15 man, mình muốn gửi về cho gia đình 20 triệu đồng thì mình cũng không được tiêu quá nhiều. Bởi bây giờ khoảng 12-13 man mới quy đổi được 20 triệu đồng tiền Việt, nên mình cũng phải suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề chi tiêu”.

Chị Huyền và nhiều lao động loay hoay với bài toán giữ đồng yên hay gửi tiền về nhà. Video Cát Tường - Dương Anh

Đối với những người Việt sinh sống tại Nhật Bản, việc đồng yên tăng giá là một thách thức rất lớn. Họ không những phải lo toan cho tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày của bản thân mà còn phải gồng gánh nỗi lo cơm áo gạo tiền cho gia đình ở Việt Nam. Việc giữ tiền tích trữ chờ yên tăng giá hay chịu lỗ bán ra lấy tiền gửi về cho gia đình là nỗi băn khoăn và vấn đề nhức nhối chung của những người lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

Thời điểm hiện tại, chị Huyền cũng như nhiều người lao động Việt Nam tại Nhật Bản chỉ còn cách chờ đợi và kỳ vọng đồng yên Nhật tăng để có thể gửi tiền về nước, giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho gia đình. Chị Huyền nói rằng: “Mình chờ đến sang năm, nếu đồng yên chưa tăng thì mình sẽ về Việt Nam hẳn. Nhiều người quen của mình chỉ vì đồng man thấp nên họ đã bỏ về nước. Em gái mình cũng đang có ý định sang Nhật, nhưng thấy tình hình đồng yên thấp như vậy nên quyết định không đi nữa. Bây giờ mong muốn duy nhất của mình là yên tăng giá để mình có thể làm những việc mình đã dự kiến, như vậy có thể giúp được cho gia đình nhiều hơn”.

Công nhân cuối năm



Công nhân cuối năm

Tương tự, anh Vũ Trọng Nghĩa hiện đang sống và làm việc tại tỉnh Saitama (Nhật Bản) đang phải chật vật với nhiều khó khăn và thách thức khi đồng yên xuống giá. Năm nay là năm thứ 7 anh Nghĩa sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, anh là nhân viên cho công ty mua bán điện thoại do người Việt Nam làm chủ.

Thời điểm tháng 6.2022, do những ảnh hưởng từ việc đồng yên mất giá nên anh phải dè dặt trong việc gửi tiền về cho gia đình vì “xót tiền” và “lỗ quá nặng”. Anh Nghĩa chia sẻ: “Ngày trước, lúc tỉ giá yên cao, mình gửi về nhà 10 man quy đổi ra tiền Việt sẽ được 20–22 triệu đồng. Nhưng hiện nay (tháng 6.2022 - PV), gửi 10 man về Việt Nam khi đổi ra chỉ được 17–18 triệu đồng. Như vậy, đồng nghĩa với việc mỗi tháng mình sẽ bị thâm hụt khoảng từ 3-4 triệu đồng tiền Việt Nam và tính theo một năm thì con số sẽ rất là lớn. Không chỉ mình mà đối với tất cả nhưng bạn thực tập sinh, du học sinh sinh sống tại Nhật, khi gửi tiền về nhà cũng sẽ bị thâm hụt rất nhiều”.

Trong khi nhiều người lao động giữ tiền để chờ yên tăng giá, anh Vũ Trọng Nghĩa lại phải chấp nhận chịu “lỗ” khi đổi tiền vì nỗi lo tài chính của gia đình ở Việt Nam. Khác với trước đây gửi tiền đều hàng tháng, giờ anh Nghĩa chỉ gửi đủ để gia đình ở nhà trang trải cuộc sống. Anh Vũ Trọng Nghĩa cho biết: “Bản thân mình nghĩ trong khoảng thời gian ngắn đồng yên khó có thể phục hồi được ở mức đỉnh, mà cần thời gian khoảng từ 1-2 năm. Thời điểm hiện tại, nhiều người khác có suy nghĩ giữ lại không bán để chờ đồng yên tăng giá, nhưng mình có gia đình ở Việt Nam nên bắt buộc phải đổi yên lấy tiền gửi về Việt Nam chu cấp cho bố mẹ”.

Công nhân cuối năm

Ngoài sự mất giá của đồng yên, cuộc sống của các lao động Việt Nam ở Nhật Bản cũng trở nên khó khăn hơn vì giá cả hàng hóa leo thang.

Trong tháng 9.2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp chỉ số này tăng, nhưng là lần đầu tiên chạm ngưỡng 3% kể từ năm 2014.

Không chỉ việc gửi tiền về Việt Nam bị ảnh hưởng, vấn đề cân bằng chi tiêu của nhiều người lao động Việt tại Nhật Bản cũng lao đao vì yên suy yếu cộng thêm tác động của lạm phát. Anh Nghĩa cho biết thêm: “Khi lạm phát ở mức cao như hiện nay, mình và nhiều người Việt bị sốc vì hóa đơn điện nước quá cao. Ngay cả giá thực phẩm cũng tăng chóng mặt, một đĩa sushi của Nhật không còn giá 100 yên (khoảng 17–18 nghìn đồng) mà tăng lên 25–30 nghìn đồng. Trước đây, 1 cốc cafe có giá 100 yên, nhưng giờ không thể mua được với giá đó nữa, vì cafe đã tăng giá. Hồi đó, 1 ngày mình thường mua 3 cốc cafe nhưng hiện nay mua 3 cốc cafe thì giá sẽ tương đương với 4 cốc, đối với những người cần cafe như mình thì như vậy rất tốn kém”.

Không chỉ người Việt mà ngay cả người dân Nhật Bản cũng đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người lựa chọn tìm đến các sản phẩm giảm giá tại trung tâm thương mại. Tuy nhiên, do số lượng người có nhu cầu mua hàng giảm giá quá lớn mà thực trạng cạn kiệt hàng hóa cũng phổ biến tại đây.

Lao động Việt kỳ vọng đồng yên tăng giá trở lại. Video Cát Tường - Dương Anh

Anh Vũ Trọng Nghĩa chia sẻ rằng: “Trước đây khi đi mua sắm mình có thể đi bất cứ giờ nào mình muốn nhưng hiện tại phải căn giờ siêu thị sắp đóng cửa để săn “sale”, hoặc mình sẽ đi mua vào những ngày mà các cửa hàng hạ giá. Không chỉ thực tập sinh như mình mà cả người Nhật họ cũng bị những ảnh hưởng tương tự khi đồng yên giảm giá.

Bây giờ, khi đến siêu thị mua đồ giảm giá mình phải xếp hàng rất lâu, hoặc mình phải tranh giành đồ “sale” với những người Nhật khác. Khi mà có thông tin sắp tăng giá sản phẩm nào đó, mọi người đổ xô đến siêu thị để mua đồ tích trữ càng làm cho tình trạng phức tạp hơn. Hay như mua thịt, rau cũng như vậy, đến siêu thị muộn là gần như không thể mua được gì nữa”.

“Khi tìm đồ ăn Việt Nam mọi người đều lựa chọn rất kỹ để đảm bảo 3 yếu tố: rẻ, ngon, chuẩn vị. Các món ăn như: phở, bún, chả có giá cả dao động trong khoảng từ 180–200 nghìn đồng/bát. Những đồ như: tương ớt, bánh kẹo… sẽ được du học sinh gom đơn và đặt ở nơi có giá rẻ nhất”, anh Nghĩa chia sẻ thêm.

Bão giá, cộng với giá yên giảm, đối tượng chịu thiệt thòi nhất là du học sinh, nhất là những người tự túc không nhờ tiền trợ cấp của gia đình và cũng không có học bổng, phải vất vả đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, khi mà phải lo toan, trang trải nhiều chi phí đắt đỏ cho cuộc sống ở Nhật, thay vì mua đồ mới, anh Nghĩa và nhiều lao động Việt tại đây lựa chọn tìm đến những khu bán đồ cũ và mua lại với giá rẻ. Đây cũng là cách mà nhiều du học sinh cũng như lao động Việt tại Nhật Bản đang áp dụng để có thể phần nào giảm bớt gánh nặng chi tiêu.

Anh Nghĩa cho biết: “Ngày trước, khi chọn đồ gia dụng mình sẽ mua đồ mới, nhưng hiện tại mình chuyển qua sử dụng đồ cũ, đồ bán ở cửa hàng cũ sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Người Nhật có thói quen khi chuyển nhà sẽ dùng mới toàn bộ đồ đạc trong nhà, còn đồ cũ họ đăng bán hoặc đem đi cho. Ngoài ra, người Nhật khi dùng đồ điện tử hết hạn họ sẽ ngưng sử dụng và bán ra với giá rẻ. Số lượng hàng hoá này là lựa chọn hợp lý của rất nhiều du học sinh và lao động Việt ở Nhật Bản”.

Công nhân cuối năm

Hàng năm, vào những kỳ thực tập sinh qua Nhật đồng yên sẽ tăng giá lên rất cao, nhiều người Việt thường chọn thời điểm này để đổi đồng yên Nhật sang tiền Việt. Nhưng hiện tại, tiền yên giảm rất thấp khiến cho người lao động không tránh khỏi hoang mang, lo lắng. Trong chục năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên mà tỉ giá yên “rớt” đến mức thấp kỷ lục như vậy, nhiều người Việt Nam có dự định vay tiền ngân hàng để sang Nhật làm việc cũng đang phải đắn đo vì rủi ro quá lớn.

Anh Vũ Trọng Nghĩa nói: “Nhiều công ty Nhật cho biết, họ lo sợ vài năm tới đây lao động Việt Nam sẽ không chọn Nhật Bản vì tỉ giá đồng yên đang giảm mạnh. Ngày trước, mình cố gắng vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hóa sang Nhật để có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng hiện tại tỉ giá yên giảm khiến mình không khỏi lo ngại.

Bởi vẫn cùng một khối lượng công việc, khối lượng “stress” và những sự đánh đổi nhưng số tiền nhận lại không có sự chênh lệch nhiều so với làm việc ở Việt Nam. Bản thân mình cũng đã giảm đi động lực muốn cố gắng và đang phải đắn đo về lựa chọn bám trụ làm việc lâu dài ở Nhật, nhiều bạn làm việc tại Nhật cũng bày tỏ suy nghĩ với mình rằng không còn muốn tiếp tục làm việc bên Nhật nữa".

Công nhân cuối năm

Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 122.004 người, đạt 135,56% kế hoạch năm. Trong số này, có 44.572 lao động nữ, chiếm tỷ lệ khoảng 36,5%.

Thống kê kể trên ghi nhận sự bứt phá trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau những khó khăn của hai năm vừa qua do những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động nước ta nhất, với 60.105 lao động (27.359 lao động nữ). Tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 53.883 lao động (16.257 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.732 lao động (43 lao động nữ), Singapore: 1.663 lao động.

Công nhân cuối năm

Trước tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã làm việc với cơ quan chức năng của nước tiếp nhận đề nghị nước tiếp nhận tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc, gia hạn visa cho lao động chưa thể về nước do dịch bệnh COVID-19; vận động để lao động Việt Nam ở nước ngoài được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước có lao động Việt Nam đang làm việc để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và tổ chức đưa lao động hết hạn hợp đồng về nước.

Theo ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, đơn vị đã chỉ đạo các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình dịch COVID-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch của nước sở tại, hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết, khi dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.

"Bộ đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận, đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh; đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động", ông Hương thông tin.

Công nhân cuối năm

Có thể thấy, dù đồng yên suy giảm, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm đến hấp dẫn với lao động Việt Nam. Tuy vậy, ngoài việc người lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật tự điều chỉnh thích ứng, họ cũng cần sự hỗ trợ từ các công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn của Nhật Bản cũng như từ các cơ quan chức năng của hai nước để giảm bớt khó khăn. Chỉ như vậy, Nhật Bản mới giữ vững vị thế số 1 trong các điểm xuất khẩu lao động hấp dẫn với người dân Việt.

Nguồn: laodong.vn

 


Tin liên quan

 
 

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển thị trường lao động ngoài nước

(LĐXH)-Theo thống kê, trong 11 tháng năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 122.004 lao động (trong đó có 44.572 lao động nữ), đạt 135,56% kế hoạch năm 2022. Trong đó, thị trường Nhật Bản là 60.105 lao động (27.359 lao động nữ), Đài Loan: 53.883 lao động (16.257 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.732 lao động (43 lao động nữ), Singapore: 1.663 lao động.

 
 

Ban Bí thư yêu cầu sớm chấm dứt tình trạng đưa người đi lao động nước ngoài trái phép

TPO - Ban Bí thư yêu cầu công khai, minh bạch các khoản phí, hướng đến giảm chi phí cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời sớm chấm dứt tình trạng đưa người dân đi lao động ở nước ngoài trái phép, người lao động vi phạm pháp luật nước sở tại, hoặc tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật.

 
 

9 tháng, lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt kế hoạch năm

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9/2022 là 8.180 lao động (2.687 lao động nữ), gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 9 năm 2021 là 776 lao động, trong đó 18 lao động nữ).

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1984 - 2001)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 06 Nam Kỹ sư cơ khí tại Hàn Quốc

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1468
 
 
 
  /tháng
(1999 - 2006)
Tuyển:  

MPK Tuyển 30 Nữ Thực phẩm bánh mỳ - Sashimi - Cơm hộp tại Nigata

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
348
 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
4063
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1636
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32371