So sánh visa kỹ sư và visa đặc định Nhật Bản

Visa kỹ sư và visa đặc định là hai loại visa phổ biến, mở ra cơ hội làm việc tại đất nước mặt trời mọc cho người lao động Việt với nhiều chính sách và quyền lợi hấp dẫn. Tuy nhiên, mỗi loại visa lại có đặc điểm riêng biệt, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết, so sánh hai loại visa theo các tiêu chí quan trọng và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Sự khác nhau giữa visa kỹ sư và visa đặc định Nhật Bản

Visa kỹ sư và visa đặc định (Tokutei Ginou) đều là hai hình thức lao động hợp pháp tại Nhật Bản. Trong đó, visa đặc định được chia thành hai loại là Visa đặc định loại 1 và Visa đặc định loại 2. 

Để hiểu rõ về sự khác biệt của các loại visa này mời các bạn cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây.

 

Tiêu chí so sánh

Visa kỹ sư Nhật Bản

Visa đặc định loại 1

Visa đặc định loại 2

Định nghĩa và bản chất

Dành cho lao động có trình độ chuyên môn cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng/đại học và có kiến thức chuyên ngành cụ thể.

Dành cho lao động phổ thông, không yêu cầu bằng đại học nhưng cần đạt yêu cầu kỹ năng nghề và tiếng Nhật qua kỳ thi đánh giá.

Dành cho lao động phổ thông, không yêu cầu bằng đại học nhưng cần đạt yêu cầu kỹ năng nghề và tiếng Nhật qua kỳ thi đánh giá.

Điều kiện cần để cấp visa

Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chính quy hệ 3 năm.

Hoàn thành chương trình thực tập sinh 3 năm hoặc phải thi tay nghề và chứng chỉ tiếng nhật N4

Đã có tư cách Kỹ năng đặc định số 1

Phạm vi ngành nghề

Đa dạng ngành nghề

14 ngành nghề (Xây dựng, Đóng tàu, Bảo dưỡng ô tô, Vệ sinh tòa nhà, Chế biến thực phẩm , Điều dưỡng , Ngư nghiệp , Khách sạn, Nông nghiệp, Nhà hàng, ăn uống, Hàng không, Gia công nguyên liệu , Sản xuất máy công nghiệp, Các ngành liên quan điện – điện tử).

Chỉ áp dụng với ngành xây dựng và tàu biển hàng hải.

Thời gian lưu trú

Không giới hạn, có thể gia hạn và tiến tới xin visa vĩnh trú hoặc quốc tịch.

Tối đa 5 năm

Không giới hạn

Chính sách bảo lãnh

Được phép bảo lãnh gia đình (vợ/chồng, con cái) ngay sau khi nhập cảnh.

Không được bảo lãnh gia đình.

Được phép bảo lãnh gia đình.

Chuyển đổi công việc

Dễ dàng chuyển đổi công việc trong cùng lĩnh vực hoặc ngành nghề liên quan, không giới hạn số lần chuyển.

Có thể chuyển đổi công việc nhưng phải nằm trong cùng ngành nghề.

Tương tự visa kỹ sư, dễ chuyển đổi hơn.

Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư hay đặc định?

Lựa chọn giữa visa kỹ sư và visa đặc định phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân, khả năng chuyên môn, và định hướng tương lai của mỗi người. 

Visa đặc định phù hợp với những người không có bằng cấp cao, muốn làm việc trong các ngành nghề phổ thông, và sẵn sàng làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong một ngành cố định. Đặc biệt, visa đặc định loại 2 là lựa chọn tiềm năng khi người lao động muốn chuyển sang diện làm việc ổn định lâu dài và bảo lãnh gia đình.

Chương trình kỹ sư phù hợp với các lao động có trình độ chuyên môn cao
Chương trình kỹ sư phù hợp với các lao động có trình độ chuyên môn cao

Đối với những lao động có bằng cấp, trình độ chuyên môn cao thì chương trình kỹ sư được xem là lựa chọn tốt hơn bởi:

  • Visa kỹ sư có thể bảo lãnh gia đình ngay lập tức, tạo điều kiện để lao động ổn định cuộc sống tại Nhật.
  • Thời gian lưu trú không giới hạn, giúp người lao động có cơ hội xin visa vĩnh trú hoặc quốc tịch Nhật Bản.
  • Lao động diện kỹ sư dễ dàng chuyển đổi công việc khi cần mà không bị giới hạn quá nhiều bởi ngành nghề.

>>Xem thêm: A-Z Về Visa Kỹ Sư Nhật Bản

Tổng kết lại visa kỹ sư và visa đặc định đều mang lại cơ hội làm việc tại Nhật Bản, nhưng visa kỹ sư có nhiều ưu thế hơn về quyền lợi và cơ hội phát triển. Để tận dụng tối đa các cơ hội này, người lao động cần chuẩn bị kỹ càng về chuyên môn, ngoại ngữ và tìm hiểu thông tin đầy đủ trước khi lựa chọn.

>> Xem ngay các đơn hàng kỹ sư Nhật Bản mới nhất

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người lao động nên liên hệ trực tiếp với các công ty tuyển dụng để được tư vấn và hỗ trợ chính xác.


Tin liên quan

 
 

Top 8 địa điểm NLĐ nên hạn chế đến khi đi XKLĐ Nhật Bản

Việc hiểu rõ các khu vực không nên đến có thể giúp bạn đảm bảo an toàn và tránh gặp rắc rối trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Phần lớn những khu vực này tập trung ở Tokyo – thủ đô của Nhật Bản. Dưới đây là danh sách một số địa điểm tiềm ẩn nguy cơ rắc rối mà người lao động nên tránh lui tới trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật, theo dõi ngay.

 
 
 
 
 

Please add post to category slug #home-center-top-slider


Dành cho ứng viên
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1994 - 2006)
Tuyển:  

Đơn tuyển 16 Nam Sửa chữa bảo dưỡng ô tô tại Shizuoka, Nhật Bản

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1415
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
20822
 
 
 
 
 
 
  /tháng
(1994 - 2006)
Tuyển:  

Chế biến các sản phẩm từ rong biển tại Saga, Nhật Bản - Tuyển 40 Nữ - Nhận xăm nhỏ kín

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
727
 
 
 
  /tháng
(1994 - 2006)
Tuyển:  

MB Tuyển 06 Nữ Công xưởng linh kiện máy móc tại Gunma, Nhật Bản - Làm thêm nhiều

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
286