Điều kiện chuyển visa E9 sang visa E7 mới nhất
Visa E7 là loại visa dài hạn được cấp cho đối tượng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hay còn được gọi là visa kỹ sư Hàn Quốc. Bởi vậy, điều kiện chuyển đổi và xét duyệt visa E7 khó hơn nhiều so với các loại visa lao động thông thường khác. Nếu muốn chuyển đổi từ visa E9 sang E7 các bạn cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản dưới đây:
Trường hợp visa E9 không thuộc ngành công nghiệp gốc
- Độ tuổi dưới 35
- Có bằng trung cấp chuyên nghiệp (chuyên ngành tương đương) trở lên
- Thu nhập từ 2100000 won (ngành nông nghiệp), 2300000 won (ngành công nghiệp) trở lên
- Trình độ tiếng Hàn từ Topik 3 trở lên
Trường hợp visa E9 thuộc các ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc
- Độ tuổi tối đa lên đến 40 tuổi
- Bằng tốt nghiệp tối thiểu THPT
- Trình độ tiếng Hàn từ Topik 2 trở lên
- Thu nhập từ 2100000 won (ngành nông nghiệp), 2300000 won (ngành công nghiệp) trở lên
Ngoài các điều kiện trên thì thời gian làm việc ở visa E9 tối thiểu là 4 năm. Trong thời gian làm việc, sinh sống tại Hàn lao động không có các hành vi vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp.
>> Tham khảo Danh sách các ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc
Tại sao nên chuyển đổi visa E9 sang E7?
Khi chuyển sang visa E7, người lao động có cơ hội làm việc lâu dài tại Hàn. Bên cạnh đó, visa E7 có nhiều quyền lợi hấp dẫn hơn so với visa E9. Một số quyền lợi của visa E7 có thể kể đến như:
- Được gia hạn visa, ở lại Hàn Quốc làm việc lâu dài. Khi làm việc tại Hàn từ 2 năm trở lên, người lao động được chuyển đổi sang visa thường trú F2. Từ 3 năm trở lên người lao động có thể đăng ký chuyển sang visa định cư lâu dài F5.
- Người lao động có visa E7 được phép bảo lãnh người thân (bố mẹ, con cái, vợ/chồng) sang sinh sống cùng tại Hàn Quốc.
- Trong thời hạn hợp đồng, người lao động được phép về nước thăm gia đình. Tuy nhiên, chi phí đi lại trong các lần về thăm nhà người lao động phải tự chi trả.
- Người lao động có thể chuyển sang làm việc tại xí nghiệp, công ty khác nếu được chủ sử dụng đồng ý.
Cách chuyển visa E9 sang E7 có tỉ lệ thành công cao
Có thể nói điều kiện chuyển đổi từ visa E9 sang E7 tương đối khắt khe. Nếu có mong muốn chuyển đổi các bạn cần tìm hiểu kỹ điều kiện, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu từ phía Đại sứ quán. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tips dưới đây để có tỉ lệ thành công cao hơn khi làm thủ tục chuyển đổi nhé.
Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi
Trước khi nộp hồ sơ xin chuyển đổi visa các bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin yêu cầu từ Đại sứ quán để nắm được các loại giấy tờ và thủ tục ở thời điểm hiện tại. Thông thường trong bộ hồ sơ chuyển visa E9 sang E7 cần có các loại giấy tờ dưới đây:
- Hộ chiếu (bản gốc) còn thời hạn
- Thẻ ngoại kiều (thẻ đăng ký người nước ngoài)
- Ảnh thẻ kích thước 3.5×4.5 cm
- Chứng chỉ tiếng Hàn, Topik 2 nếu làm trong ngành công nghiệp gốc, trường hợp còn lại cần chứng chỉ Topik 3.
- Bằng cấp chuyên môn ở Việt Nam (đã được Đại sứ quán xác thực).
- Bằng cấp, chứng chỉ học nghề
- Giấy chứng nhận làm việc tại công ty, xí nghiệp ở Hàn Quốc (xin phía công ty bạn đang làm)
- Hợp đồng lao động đã ký kết còn thời hạn
- Giấy bảo lãnh của công ty nơi bạn đang làm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty
- Hóa đơn đóng thuế thu nhập cá nhân.
- Đơn đăng ký chuyển đổi visa (theo mẫu có sẵn ở công ty)
- Thư giới thiệu của chủ doanh nghiệp nơi bạn làm việc. Nội dung thư cần nêu bật được các yếu tố như khẳng định tay nghề của bạn phù hợp với yêu cầu công việc tại công ty, kế hoạch phân bổ lao động (có bạn) trong thời gian tới.
- Giấy tờ chứng minh đã tham gia bảo hiểm tại Hàn (áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công, nông, ngư nghiệp).
- Bảng sao kê lương trong 1 - 2 năm gần đây, tốt nhất nên lấy khoảng thời gian có mức lương cao nhất. Riêng đối với ngành xây dựng cần có giấy tờ chứng minh bình quân số tiền thi công công trường trong 1 - 2 năm.
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc theo mẫu công ty nơi bạn đang làm.
- Nếu công ty làm trong các ngành công nghiệp gốc tại Hàn thì cần có giấy chứng nhận.
Địa điểm nộp hồ sơ chuyển visa E9 sang E7
Để đăng ký chuyển đổi từ visa E9 sang visa E7, người lao động và chủ sử dụng lao động cần đồng hành trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh địa phương hoặc các văn phòng hỗ trợ thủ tục hành chính. Nơi tiếp nhận hồ sơ là ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, cụ thể:
- Khu vực Đà Nẵng trở vào: Nộp hồ sơ và công chứng là lãnh sự quán của Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu vực từ Huế trở ra: Nơi tiếp nhận hồ sơ và công chứng là lãnh sự quán của Hàn Quốc ở Hà Nội.
Một số lưu ý khác để thuận lợi chuyển đổi visa E9 sang E7
Để việc nộp hồ sơ xin chuyển đổi thuận lợi và nhanh có kết quả trả về các bạn cần lưu ý:
- Nếu xác định muốn chuyển sang visa E7 thì trong thời gian trước đó các bạn nên trau dồi kỹ năng tiếng Hàn, giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Như vậy khi bạn xin công ty bảo lãnh chuyển đổi visa sẽ thuận lợi hơn.
- Khi thời hạn hợp đồng sắp hết các bạn nên gia hạn hợp đồng với công ty trước khi làm hồ sơ xin chuyển đổi visa. Thời hạn hợp đồng bằng thời hạn visa E7, nếu như thời hạn hợp đồng ngắn thì các bạn sẽ mất công đi gia hạn visa E7 thêm một lần nữa.
Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về điều kiện chuyển visa E9 sang E7 và một số tip giúp bạn thuận lợi hơn khi chuyển đổi. Việc nắm bắt được các điều kiện chuyển đổi sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi chuẩn bị hồ sơ. Chúc các bạn chuyển đổi thành công và tiếp tục phát triển sự nghiệp tại xứ sở kim chi nhé.