Sự khác nhau giữa visa kỹ sư và visa đặc định Nhật Bản
Visa kỹ sư và visa đặc định (Tokutei Ginou) đều là hai hình thức lao động hợp pháp tại Nhật Bản. Trong đó, visa đặc định được chia thành hai loại là Visa đặc định loại 1 và Visa đặc định loại 2.
Để hiểu rõ về sự khác biệt của các loại visa này mời các bạn cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí so sánh |
Visa kỹ sư Nhật Bản |
Visa đặc định loại 1 |
Visa đặc định loại 2 |
Định nghĩa và bản chất |
Dành cho lao động có trình độ chuyên môn cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng/đại học và có kiến thức chuyên ngành cụ thể. |
Dành cho lao động phổ thông, không yêu cầu bằng đại học nhưng cần đạt yêu cầu kỹ năng nghề và tiếng Nhật qua kỳ thi đánh giá. |
Dành cho lao động phổ thông, không yêu cầu bằng đại học nhưng cần đạt yêu cầu kỹ năng nghề và tiếng Nhật qua kỳ thi đánh giá. |
Điều kiện cần để cấp visa |
Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chính quy hệ 3 năm. |
Hoàn thành chương trình thực tập sinh 3 năm hoặc phải thi tay nghề và chứng chỉ tiếng nhật N4 |
Đã có tư cách Kỹ năng đặc định số 1 |
Phạm vi ngành nghề |
Đa dạng ngành nghề |
14 ngành nghề (Xây dựng, Đóng tàu, Bảo dưỡng ô tô, Vệ sinh tòa nhà, Chế biến thực phẩm , Điều dưỡng , Ngư nghiệp , Khách sạn, Nông nghiệp, Nhà hàng, ăn uống, Hàng không, Gia công nguyên liệu , Sản xuất máy công nghiệp, Các ngành liên quan điện – điện tử). |
Chỉ áp dụng với ngành xây dựng và tàu biển hàng hải. |
Thời gian lưu trú |
Không giới hạn, có thể gia hạn và tiến tới xin visa vĩnh trú hoặc quốc tịch. |
Tối đa 5 năm |
Không giới hạn |
Chính sách bảo lãnh |
Được phép bảo lãnh gia đình (vợ/chồng, con cái) ngay sau khi nhập cảnh. |
Không được bảo lãnh gia đình. |
Được phép bảo lãnh gia đình. |
Chuyển đổi công việc |
Dễ dàng chuyển đổi công việc trong cùng lĩnh vực hoặc ngành nghề liên quan, không giới hạn số lần chuyển. |
Có thể chuyển đổi công việc nhưng phải nằm trong cùng ngành nghề. |
Tương tự visa kỹ sư, dễ chuyển đổi hơn. |
Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư hay đặc định?
Lựa chọn giữa visa kỹ sư và visa đặc định phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân, khả năng chuyên môn, và định hướng tương lai của mỗi người.
Visa đặc định phù hợp với những người không có bằng cấp cao, muốn làm việc trong các ngành nghề phổ thông, và sẵn sàng làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong một ngành cố định. Đặc biệt, visa đặc định loại 2 là lựa chọn tiềm năng khi người lao động muốn chuyển sang diện làm việc ổn định lâu dài và bảo lãnh gia đình.
Đối với những lao động có bằng cấp, trình độ chuyên môn cao thì chương trình kỹ sư được xem là lựa chọn tốt hơn bởi:
- Visa kỹ sư có thể bảo lãnh gia đình ngay lập tức, tạo điều kiện để lao động ổn định cuộc sống tại Nhật.
- Thời gian lưu trú không giới hạn, giúp người lao động có cơ hội xin visa vĩnh trú hoặc quốc tịch Nhật Bản.
- Lao động diện kỹ sư dễ dàng chuyển đổi công việc khi cần mà không bị giới hạn quá nhiều bởi ngành nghề.
>>Xem thêm: A-Z Về Visa Kỹ Sư Nhật Bản
Tổng kết lại visa kỹ sư và visa đặc định đều mang lại cơ hội làm việc tại Nhật Bản, nhưng visa kỹ sư có nhiều ưu thế hơn về quyền lợi và cơ hội phát triển. Để tận dụng tối đa các cơ hội này, người lao động cần chuẩn bị kỹ càng về chuyên môn, ngoại ngữ và tìm hiểu thông tin đầy đủ trước khi lựa chọn.
>> Xem ngay các đơn hàng kỹ sư Nhật Bản mới nhất
Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người lao động nên liên hệ trực tiếp với các công ty tuyển dụng để được tư vấn và hỗ trợ chính xác.