Cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp

Sáng ngày 08/8, tại Trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với ông Christos Giannakakis – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp và ông Moschos Korasidis - Tổng Giám đốc Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp nhằm trao đổi về việc thiết lập hợp tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp trong lĩnh vực nông nghiệp. 

c0c7e2447df1aeaff7e0.jpgToàn cảnh buổi tiếp

Phát biểu tại buổi tiếp, ông Christos Giannakakis – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp (Etheas) cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đã dành thời gian tiếp đoàn.

Ông Christos Giannakakis cho tiết, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, phía Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp mong muốn được thiết lập, xúc tiến những bước đầu tiên về hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp trong lĩnh vực nông nghiệp.
 
“Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp là tổ chức có hơn 300 thành viên, trong đó 80% trong số này là những hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trải dài từ Bắc xuống Nam của Hy Lạp. Hiện Hy Lạp thiếu hụt nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực (60.000 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến; 50.000 lao động trong lĩnh vực xây dựng và 50.000 lao động trong lĩnh vực du lịch). Hy Lạp mới chỉ tiếp nhận lao động đến từ các nước ngoài khối Liên minh châu Âu (EU) vào làm việc trong các ngành, nghề như: Nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng, may mặc, khách sạn, nhà hàng và giúp việc trong gia đình. Một số nước khu vực Châu Á đã cung ứng lao động đến Hy Lạp làm việc là Bangladesh, Philippines, Trung Quốc” - Ông Christos Giannakakis thông tin.
 
865b19e3865655080c47.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan (ngồi giữa) phát biểu tại buổi tiếp
 
Tuy nhiên theo ông Christos Giannakakis, Liên minh châu Âu ngày càng thắt chặt việc tiếp nhận lao động nên Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lao động từ thị trường hiện tại. Do đó, phía Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp đang mở rộng tìm kiếm những thị trường lao động mới như Việt Nam với nguồn lao động chất lượng cao, an toàn và người lao động rất chăm chỉ.
 
“Tại chuyến thăm này, chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác từ phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung trong quá trình đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hy Lạp. Bằng cách đó, hai bên sẽ loại trừ được những rủi ro liên quan đến môi giới lao động bất hợp pháp. Phía Hy Lạp cũng đảm bảo khi lao động Việt Nam sang làm việc tại Hy Lạp sẽ được tạo điều kiện về cơ sở, vật chất tốt nhất để yên tâm làm việc.” – ông Christos Giannakakis nhấn mạnh.
 
Cảm ơn những chia sẻ và đề xuất từ phía Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam và Hy Lạp của lãnh đạo cấp cao hai nước, phía Việt Nam đã trao đổi với Hy Lạp về việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp. Hy Lạp cũng đánh giá cao trình độ, kỹ năng nghề và ý thức tổ chức, kỷ luật của lao động Việt Nam và thống nhất hai bên sớm đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác lao động.
 
acbb086097d5448b1dc4.jpg
Ông Christos Giannakakis – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp (bên phải) và ông Moschos Korasidis - Tổng Giám đốc Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp (bên trái) tại buổi làm việc
 
Để triển khai nội dung làm việc của lãnh đạo hai nhà nước, cơ quan chức năng hai bên đang tích cực thúc đẩy trao đổi, đàm phán để ký kết thỏa thuận về hợp tác lao động.
 
Đối với đề xuất hợp tác từ phía Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp, Thứ trưởng Nguyễn bá Hoan thông tin, tháng 7/2023, phía Việt Nam đã cho phép 03 doanh nghiệp chuẩn bị nguồn lao động (mỗi doanh nghiệp được phép chuẩn bị nguồn 50 lao động) để đưa sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, thu hoạch nông sản và chế biến nông sản) tại Hy Lạp.
 
“Với nhu cầu lớn về lao động, hai bên có thể nghiên cứu theo hướng giữa Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) sẽ ký kết Thỏa thuận khung hợp tác về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hy lạp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây được xem như là một thỏa thuận nhỏ trong thỏa thuận tổng thể về hợp tác lao động giữa Chính phủ hai nước” – Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề xuất nội dung trao đổi.
3bd5d826479394cdcd82.jpg
Hai bên chụp ảnh lưu niệm
 
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị phía Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp làm rõ quy trình, thời gian cấp visa,yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và giấy phép lao động cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hy Lạp. Trên cơ sở những quy định, tiêu chuẩn chung, Bộ LĐTBXH sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai tuyển chọn lao động để đào tạo, đáp ứng yêu cầu từ phía Hy Lạp.
 
Đáp lời lại Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, ông Moschos Korasidis - Tổng Giám đốc Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp đã chia sẻ tôn chỉ làm việc của các thành viên trong Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Hy Lạp, đó là: Những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động sẽ luôn được đảm bảo cũng như quyền con người được đặt lên hàng đầu. Ông cho biết, phía Liên minh Hợp tác xã sẽ tổng hợp, cụ thể hóa những thông tin mà phía Bộ LĐTBXH yêu cầu để sớm gửi lại Bộ và hai bên có thể thúc đẩy Thỏa thuận khung hợp tác trong thời gian sớm nhất.
 
Nguồn: molisa.gov.vn

Tin liên quan

 
 

9.765 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2023

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2023 là 9.765 lao động (3.576 lao động nữ), xấp xỉ 0,58 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 5 năm 2022 là 16.740 lao động, trong đó có 6.787 lao động nữ), gồm các thị trường: Nhật Bản: 5.359 lao động (2.397 lao động nữ), Đài Loan: 3.515 lao động (989 lao động nữ), Hungari: 192 lao động (108 lao động nữ), Singapore: 185 lao động nam, Hàn Quốc: 106 lao động nam, Trung Quốc: 89 lao động nam, Ba Lan

 
 

Tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương

Căn cứ Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tại phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ, sau khi thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo như sau

 
 

Hướng dẫn một số nội dung hợp đồng cung ứng lao động ngành đóng tàu Hàn Quốc

Liên quan đến chính sách của Hàn Quốc về cấp thị thực E-7 cho lao động ngành đóng tàu, thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức của Hàn Quốc để tuyển chọn và kiểm tra tay nghề người lao động không theo đúng quy định pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, không đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

 
 

Sổ tay sức khỏe cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác năm 2022 giữa Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và các cơ quan hữu quan của Việt Nam, trong đó có Cục Quản lý lao động ngoài nước, cuốn Sổ tay cung cấp thông tin về chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 02 thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc đã được xây dựng và phát hành.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1984 - 2001)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 06 Nam Kỹ sư cơ khí tại Hàn Quốc

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1503
 
 
 
  /tháng
(1999 - 2006)
Tuyển:  

MPK Tuyển 30 Nữ Thực phẩm bánh mỳ - Sashimi - Cơm hộp tại Nigata

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
348
 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
4105
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1636
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32371