50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản: Chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội

Chương trình hợp tác lao động Việt Nam – Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân hai nước. Các nỗ lực triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đã mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Nhật Bản

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, ngày 25/8, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức Hội thảo “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản: Chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội”. Hội thảo là cơ hội để nhìn lại chặng đường 50 năm hợp tác của hai nước trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội, đồng thời đề xuất các định hướng hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn tới.
 
Tham dự và phát biểu phiên khai mạc Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam Lê Văn Thanh; Thứ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Hanyuda Takashi; Phó Đại sứ Đại sứ quán Nhật Bản Watanabe Shige.
 
Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản
 
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Điểm lại mốc thời gian thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Nhật Bản, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự tương đồng về văn hóa, mối liên hệ lịch sử, sự thấu hiểu và đồng cảm giữa nhân dân hai nước là nền tảng cơ bản thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản không ngừng phát triển trên các lĩnh vực.
 
Nhằm thiết lập khung hợp tác trong lĩnh vực lao động và xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam và nhiều Bộ, ngành của Nhật Bản đã ký Thỏa thuận hợp tác về giáo dục nghề nghiệp, đưa thực tập sinh và lao động sang Nhật Bản học tập và làm việc, an sinh xã hội.
 
“Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức bắt đầu từ năm 1992, thông qua tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản. Kết quả hợp tác về lao động ngày càng tốt đẹp và không ngừng phát triển đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân, doanh nghiệp của cả hai nước. Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người. Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản” – Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Chương trình hợp tác lao động Việt Nam, Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân hai nước, đặc biệt kết quả chuyến thăm công tác Nhật Bản của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vào tháng 9/2022 cũng như nhiều hoạt động song phương giữa Lãnh đạo Bộ LĐTBXH và các Bộ, ngành của Nhật Bản đã có những kiến nghị góp phần để Nhật Bản mở rộng thêm 9 lĩnh vực ngành nghề vào tư cách lưu trú kỹ năng đặc định 2. Các nỗ lực triển khai hiệu quả chương trình hợp tác đã mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Nhật Bản.
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân hai nước
 
Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, các đại biểu đến từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản… đã có nhiều ý kiến trao đổi về tình hình hợp tác trong lĩnh vực lao động và di cư lao động; hiệp định BHXH giữa 2 nước; hiệu quả việc thiết lập đường dây nóng (hotline) 111 về giải pháp phòng, chống mua bán người; hoạt động của tình nguyện viên tại Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc Trung tâm/Bệnh viện phục hồi chức năng; thực trạng và tiềm năng phát triển nguồn nhân lực… Các ý kiến đều ghi nhận và đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Nhật Bản đối với lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội của Việt Nam.  
 
Hiện Việt Nam và Nhật Bản đang phối hợp triển khai Dự án “Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” nhằm hỗ trợ người lao động Việt Nam tìm việc phù hợp tại nước ngoài theo đúng nhu cầu nguyện vọng; hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận đầy đủ thông tin việc làm trong nước thông qua tuyển dụng từ các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận tốt hơn với lao động có nhu cầu việc làm…
 
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam hoàn thành hệ thống đánh giá kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp phụ trợ và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng ưu tú tại Việt Nam trong một số ngành nghề như cơ khí điện, điện, điện tử của ngành công nghiệp phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 
Trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng đường dây nóng phòng, chống mua bán người. Dự án Đường dây nóng 111 “Tăng cường tư vấn, hỗ trợ nạn nhân mua bán người ở cấp độ khu vực” là dự án đầu tiên tập trung vào thiết lập và phát triển đường dây nóng phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Dự án hỗ trợ hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ nạn nhân mua bán người tại các vùng địa phương.
 
Nhằm bảo vệ quyền lợi toàn diện cho người lao động hai nước làm việc trên lãnh thổ của nhau trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản và người lao động Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng tăng, hai bên đang trao đổi và đàm phán ký kết Hiệp định bảo hiểm xã hội song phương. Đây là một cột mốc mới trong quan hệ hợp tác về đảm bảo an sinh xã hội cho người dân hai nước.
 
Hai bên cũng đẩy mạnh thông qua đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ trong lĩnh vực phục hồi chức năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi bảo trợ xã hội. Đặc biệt, chương trình tình nguyện viên Nhật Bản đã thường xuyên cử tình nguyện viên vật lý trị liệu sang Việt Nam làm việc, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng.
 

Không chỉ hợp tác với các Bộ, ngành liên quan, hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Nhật Bản còn mở rộng xuống địa phương. Để bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều tỉnh của Nhật Bản như Chiba, Saitama, Gunma, Kanagawa, Nagano… 

Nguồn: molisa.gov.vn


Tin liên quan

 
 

9.765 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2023

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2023 là 9.765 lao động (3.576 lao động nữ), xấp xỉ 0,58 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 5 năm 2022 là 16.740 lao động, trong đó có 6.787 lao động nữ), gồm các thị trường: Nhật Bản: 5.359 lao động (2.397 lao động nữ), Đài Loan: 3.515 lao động (989 lao động nữ), Hungari: 192 lao động (108 lao động nữ), Singapore: 185 lao động nam, Hàn Quốc: 106 lao động nam, Trung Quốc: 89 lao động nam, Ba Lan

 
 

Tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương

Căn cứ Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tại phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ, sau khi thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo như sau

 
 

Hướng dẫn một số nội dung hợp đồng cung ứng lao động ngành đóng tàu Hàn Quốc

Liên quan đến chính sách của Hàn Quốc về cấp thị thực E-7 cho lao động ngành đóng tàu, thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức của Hàn Quốc để tuyển chọn và kiểm tra tay nghề người lao động không theo đúng quy định pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, không đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
3883
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1548
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32220
 
 
 
  /tháng
(1994 - 2006)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 16 Nam Chế biến thức ăn kèm tại Gunma, Nhật Bản

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
196
 
 
 
  /tháng
(1984 - 2002)
Tuyển:  

Abey's Tuyển 10 Nam Kỹ sư Vận hành máy gia công cơ khí CNC, Osaka Nhật Bản

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1503