Năm 2023, Cà Mau phấn đấu đưa khoảng 400 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, với kinh phí thực hiện gần 50 tỉ đồng.
Hội thảo truyền thông về tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình EPA - Khóa 12/2023
Ngày 20/4/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo truyền thông tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản - VJEPA (Chương trình EPA) khóa 12/2023.
Ngày 20/4/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo truyền thông tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản - VJEPA (Chương trình EPA) khóa 12/2023.
Tham dự Hội nghị có ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk; đại diện Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk và trên 200 sinh viên vừa tốt nghiệp khóa 2020 - 2023, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk và sinh viên Khoa Điều dưỡng của một số Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Phạm Viết Hương thông tin cho biết hoạt động tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình EPA đã được cơ quan hữu quan của hai nước triển khai từ năm 2012. Sau 11 Khóa, Chương trình đã tuyển chọn và đào tạo tiếng Nhật cho trên 2.000 ứng viên ứng viên. Đến nay, trên 1.700 điều dưỡng và hộ lý đã xuất cảnh sang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản.
Ứng viên tham gia Chương trình có cơ hội được tham dự Kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia, có cơ hội được làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Qua các Kỳ thi chứng chỉ quốc gia tại Nhật Bản, ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam đã khẳng định được năng lực vượt trội so với ứng viên từ một số quốc gia phái cử khác như Phi-lip-pin và In-đô-nê-sia với tỷ lệ được cấp chứng chỉ cao nhất (gần 40% đối với ứng viên điều dưỡng và trên 90% đối với ứng viên hộ lý).
Tại Hội thảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã được thông tin về chỉ tiêu tuyển chọn, điều kiện tham gia, quyền lợi ứng viên, đối tượng ưu tiên, hướng dẫn quy trình, thủ tục tham gia Chương trình và trả lời, giải đáp trực tiếp các câu hỏi liên quan cũng như cơ hội đi làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Chương trình này.
Chương trình EPA là cơ hội việc làm tốt, hấp dẫn để sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam có điều kiện nâng cao tay nghề, kỹ năng và thu nhập tốt ở Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi đối với sinh viên ra trường tìm kiếm việc làm phù hợp với cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Ứng viên tham gia Chương trình sẽ được đài thọ toàn bộ các chi phí liên quan gồm:
- Được đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở, học tập; được trợ cấp tiền sinh hoạt phí trong thời gian tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật 12 tháng tại Việt Nam;
- Được đài thọ chi phí vé máy bay, lệ phí visa sang Nhật Bản, vé máy bay về Việt Nam sau khi hoàn thành Chương trình (ứng viên chỉ phải chi trả chi phí khám sức khỏe trước khi đi);
- Được đài thọ chi phí tham gia khóa đào tạo nâng cao tại Nhật Bản trong thời gian 2 tháng trước khi đến cơ sở tiếp nhận.
Nguồn: dolab.gov.vn