Hàn Quốc nới lỏng điều kiện tuyển dụng lao động Việt Nam

TPO - Chính phủ Hàn Quốc vừa mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc trong các ngành kỹ thuật (thị thực diện E7) theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.

TPO - Chính phủ Hàn Quốc vừa mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc trong các ngành kỹ thuật (thị thực diện E7) theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.

Theo đó, Hàn Quốc tăng tuyển dụng lao động trong lĩnh vực đóng tàu (thợ hàn, thợ sơn, thợ điện,…). Người tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành tuyển dụng được miễn yêu cầu về kinh nghiệm làm việc; người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng trở lên yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong ngành tuyển dụngtính từ thời điểm được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề liên quan.

Để đi làm việc ở Hàn Quốc theo ngành, người lao động cần đi qua các doanh nghiệp có giấy phép và được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) chấp thuận việc tổ chức chuẩn bị nguồn lao động và hợp đồng cung ứng người.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, vừa qua đơn vị này liên tục nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quảng cáo, mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7 không đúng quy định của Việt Nam và của Hàn Quốc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý, người lao động cảnh giác với những thông tin quảng cáo như trên; đề nghị người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề kỹ thuật thị thực E7 (công nghệ, cơ khí, điện, điện tử, hàn,…) liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp được cấp phép để được tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ tuyển dụng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ đầu năm đến nay, có khoảng 1.500 lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc.

Nguồn: tienphong.vn


Tin liên quan

 
 

9 tháng, lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt kế hoạch năm

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9/2022 là 8.180 lao động (2.687 lao động nữ), gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 9 năm 2021 là 776 lao động, trong đó 18 lao động nữ).

 
 

Khuyến nghị về sửa đổi, bổ sung pháp luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới

Trong khuôn khổ Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” do Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) tài trợ, vừa qua Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai hoạt động nghiên cứu rà soát Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dưới góc độ bình đẳng giới.

 
 

Triển khai phần mềm phiếu tự kiểm tra

Để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động dịch vụ tuân thủ pháp luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phần mềm phiếu tự kiểm tra về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đăng tải trên trang thông tin điện tử http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn.

 
 

Người lao động ở nước ngoài gửi về Việt Nam khoảng 3,5 tỉ USD/năm

Hà Nội - Ngày 18.9, tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2022, TS. Lâm Văn Đoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động đã cơ bản phục hồi và đang phát triển theo xu hướng tích cực.

 
 

Cà Mau chi hơn 230 tỉ cho đề án xuất khẩu lao động chính quy

Cà Mau - Trước tình trạng có nhiều vụ lừa đảo đưa lao động làm việc nước ngoài, UBND tỉnh Cà Mau chính thức đưa ra chương trình xuất khẩu lao động từ đây đến năm 2025. Chương trình được công khai, minh bạch, được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các ngân hàng nhằm tạo niềm tin và tăng thu nhập cho người dân.

 
 

Rộng cửa xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản

Chương trình EPA (Chương trình đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong ngành điều dưỡng, hộ lý) triển khai từ năm 2012 đã giúp hàng nghìn ứng viên Việt Nam sang Nhật Bản làm việc với mức lương tốt. Sắp tới, Nhật Bản mở rộng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, ưu tiên hàng đầu là nhân lực chăm sóc người cao tuổi - tạo cơ hội cho điều dưỡng, hộ lý Việt Nam làm việc lâu dài tại Nhật.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1984 - 2001)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 06 Nam Kỹ sư cơ khí tại Hàn Quốc

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1468
 
 
 
  /tháng
(1999 - 2006)
Tuyển:  

MPK Tuyển 30 Nữ Thực phẩm bánh mỳ - Sashimi - Cơm hộp tại Nigata

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
348
 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
4003
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1636
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32371