Đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19

 “Trong bối cảnh ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch Covid-19, song công tác đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn được thực hiện tốt”. Đây là nội dung được Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, diễn ra ngày 10/01.

 “Trong bối cảnh ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch Covid-19, song công tác đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn được thực hiện tốt”. Đây là nội dung được Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, diễn ra ngày 10/01.

3b8cca6d5f1c9242cb0d.jpg

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Theo báo cáo tổng kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2021, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các khu vực, đặc biệt các quốc gia và vùng lãnh thổ trọng điểm tiếp nhận lao động cũng như tình hình biến chủng mới của Virus Sar-Cov-2 lây lan mạnh, làm bùng phát dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành trong nước.

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 lao động (15.177 nữ), đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000 lao động), bằng 57,29% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2020 (78.641 lao động). Trong đó, thị trường Đài Loan, Trung Quốc: 19.531 lao động (6.487 nữ); Nhật Bản: 19.510 lao động (8.335 nữ); Hàn Quốc: 1.036 lao động (6 nữ); Trung quốc: 1.820 lao động; Rumani: 795 lao động (131 nữ); Singapore: 713 lao động nam; Hungary: 465 lao động (114 nữ); Serbia: 304 lao động nam…
Về công tác đàm phán, ký kết và triển khai các Thỏa thuận quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tham gia đàm phán, hoàn thiện trình Lãnh đạo Bộ ký gia hạn Bản Ghi nhớ về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS; hoàn thiện hồ sơ, thống nhất nội dung gia hạn Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Malaysia về tuyển dụng lao động; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu để Bộ báo cáo Chính phủ thành lập đoàn và khởi động đàm phán Hiệp định giữa Việt Nam và Israel về tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn tại Israel; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan v.v…
Bên cạnh đó, trong công tác xây dựng thể chế, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã hoàn thiện dự thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định số 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước;  Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
05874bbac6cb0b9552da.jpg
Toàn cảnh Hội nghị
Trong năm 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định; hoàn thiện, thúc đẩy ký kết các Thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí, cơ quan hữu quan và địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn Luật…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, công chức Cục Quản lý lao động ngoài nước trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực công tác chuyên môn, song Cục Quản lý lao động ngoài nước đã cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác xây dựng thể chế; công tác duy trì, ổn định thị trường lao động truyền thống, từng bước mở rộng đối với những thị trường mới, thị trường tiềm năng như Châu Âu, Australia, Israel; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đồng thời biểu dương Cục Quản lý lao động ngoài nước trong việc thực hiện công tác chuyển đổi số, triển khai công tác bảo vệ bí mật nhà nước và công tác tổ chức cán bộ cũng như các công tác thường xuyên khác của Cục.
Về trọng tâm công tác trong năm 2022, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị Cục Quản lý Lao động ngoài nước tập trung vào một số nhiệm vụ như: Công tác phổ biến và triển khai pháp luật để Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn Luật đi vào cuộc sống; công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến; tổ chức triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền về chính sách pháp luật mới được ban hành; tiếp tục công tác ổn định thị trường lao động ngoài nước; tăng cường công tác bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thay mặt đơn vị, đồng chí Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng như những ý kiến đóng góp xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ. Trong năm 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ chủ động tập trung triển khai ngay công tác trọng tâm như công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật số 69/2020/QH14 và các văn bản hướng dẫn Luật; công tác đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế; công tác ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng như những công việc trọng tâm khác, đồng thời tiếp tục động viên từng cán bộ, công chức nỗ lực, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nguồn: molisa.gov.vn

Tin liên quan

 
 

Định hướng cho lao động xuất khẩu

Việt Nam chính thức đưa người lao động (NLĐ) theo diện thực tập sinh (TTS) sang Nhật Bản từ sau năm 1992. Từ đó, Nhật Bản luôn nằm trong tốp những nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. 9 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026, trong đó Nhật tiếp nhận 51.859 người.

 
 

Giảm đầu mối trung gian, chi phí cho người lao động sang Nhật làm việc

TPO - Để thúc đẩy hoạt động đưa thực tập sinh, lao động Việt Nam sang Nhật Bản sau dịch COVID-19, Bộ Lao động thương binh và Xã hội vừa trao đổi với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản xây dựng một hệ thống tuyển dụng mới nhằm loại bỏ các tổ chức trung gian và giảm chi phí cho thực tập sinh.

 
 

Thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước

Ngày 27/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 05 năm từ ngày 01/01/2022. Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức triển khai Nghị quyết như sau:

 
 

Năm 2022 đầy khó khăn của lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Từ đầu năm 2022 đến nay, đồng yên Nhật liên tục mất giá và có thời điểm xuống mức thấp nhất trong 32 năm. Đồng yên mất giá, kèm theo công việc ít do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xuất khẩu lao động Nhật Bản phần nào kém đi sự hấp dẫn với người lao động Việt Nam.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1984 - 2001)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 06 Nam Kỹ sư cơ khí tại Hàn Quốc

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1503
 
 
 
  /tháng
(1999 - 2006)
Tuyển:  

MPK Tuyển 30 Nữ Thực phẩm bánh mỳ - Sashimi - Cơm hộp tại Nigata

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
348
 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
4158
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1678
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32374