Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022

Ngày 06/01/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ; lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước và sự tham dự theo hình thức trực tuyến của các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài.\

Ngày 06/01/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ; lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước và sự tham dự theo hình thức trực tuyến của các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài.\

Theo báo cáo tổng kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước, một số nội dung hoạt động và kết quả chính đạt được trong năm 2022 như sau:

- Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp hiệu quả và kịp thời của các đơn vị trong và ngoài Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương. Kể từ cuối Quý I năm 2022, dịch bệnh Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hoạt động kinh tế, xã hội được khôi phục trở lại, các thị trường lao động ngoài nước từng bước được mở cửa và trở lại bình thường, một số thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và trọng điểm có dấu hiệu khởi sắc.

- Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là 142.779 lao động (48.835 nữ), đạt 158,64 % kế hoạch được giao (90.000 lao động), bằng 316,87 % so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021 (45.058 lao động). Số liệu lao động xuất cảnh của một số thị trường chính như sau: Nhật bản: 67.295 lao động (29.741 nữ); Đài Loan: 58.598 lao động (17.689 nữ); Hàn Quốc: 9.968 lao động (454 nữ); Singapore: 1.822 lao động (02 nữ); Trung quốc: 910 lao động nam; Hungary: 775 lao động (325 nữ); Rumani: 721 lao động (155 nữ); Ba Lan: 494 lao động (86 nữ); Liên bang Nga: 467 lao động (20 nữ); Malaysia: 399 lao động (298 nữ) và một số thị trường khác.

- Về công tác xây dựng văn bản, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp, tham gia với các cơ quan liên quan đánh giá, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”; đánh giá tổng kể việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 59-NQ/CP về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thực hợp tác giữa các địa phương của hai nước và Nghị quyết số 83-NQ/CP phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan, địa phương liên quan xây dựng và trình Ban Bí thư ký ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; chủ trì việc soạn thảo, xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm (EPS).

- Về công tác đàm phán, ký kết và triển khai các Thỏa thuận quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan (i) xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ, Bộ ký Bản Ghi nhớ lần thứ 3 về hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia; Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ausralia về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gai Chương trình lao động nông nghiệp tại Australia; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động với tỉnh Kanagawa của Nhật Bản; Bản Ghi nhớ về Chương trình thực tập sinh kỹ năng với Tổ chức IM Japan; (ii) Trao đổi, đàm phán Thỏa thuận hợp tác lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ixrael; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hungary về hợp tác đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hungary; Bản Ghi nhớ về Chương trình EPS với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc; Thỏa thuận về hợp tác lao động với Ả rập xê út; Bản Ghi nhớ mới về hợp tác lao động với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Trong năm 2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định; hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các Thỏa thuận, Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia Châu Âu trong các ngành nghề mới với công việc ổn định và thu nhập cao; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đẩy mạnh công tác gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ để đào tạo, chuẩn bị nguồn và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí, cơ quan hữu quan và địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được của lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức Cục Quản lý lao động ngoài nước trong năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn có những ảnh hưởng, tác động đến lĩnh vực công tác chuyên môn của Cục, đã cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác duy trì, ổn định thị trường lao động truyền thống, từng bước mở rộng đối với những thị trường mới, thị trường tiềm năng như Châu Âu, Australia, Israel; công tác đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

Về trọng tâm công tác trong năm 2023, Thứ trưởng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục công tác phổ biến và triển khai pháp luật để Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn Luật đi vào cuộc sống; công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến; tổ chức triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, quy định của pháp luật; Tiếp tục công tác ổn định thị trường lao động ngoài nước; tăng cường công tác bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài;

Thay mặt đơn vị, đồng chí Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng như những ý kiến đóng góp xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ. Trong năm 2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ chủ động tập trung triển khai ngay công tác trọng tâm như tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong thực hiện công tác chuyên môn của Cục, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế cũng như những công việc trọng tâm khác, đồng thời tiếp tục động viên cán bộ, công chức nỗ lực, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Nguồn: dolab.gov.vn


Tin liên quan

 
 

Mở cửa trở lại, lao động Việt ra nước ngoài tăng đột biến

TPO - Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2022, cả nước có khoảng 142.800 lao động ra nước ngoài làm việc, gấp hơn 3 lần số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021. Với con số này, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã phục hồi như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

 
 

Xuất khẩu lao động cần chiến lược mới

Dữ liệu cho thấy dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn "dân số già" năm 2036. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc ưu tiên đưa số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể không còn phù hợp

 
 

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tiếp Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Xuất khẩu của tỉnh Saskatchewan, Canada

Chiều ngày 13/12, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đã có buổi tiếp ông Jeremy Harrison, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Xuất khẩu của tỉnh Saskatchewan, Canada. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước.

 
 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp Đại sứ Hàn Quốc

Chiều ngày 12/12, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung có buổi tiếp bà Oh Young Ju, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác về lĩnh vực lao động, phát triển nguồn nhân lực hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Tham dự buổi tiếp có Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ Bảo hiểm xã hội.

 
 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Acecook Kajiwara Junichi

Ngày 26/12, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp đón và làm việc cùng Tổng Giám đốc Acecook Kajiwara Junichi. Cả hai bên đã trao đổi một số thông tin về tình hình lao động, tiền lương và phúc lợi xã hội cho công nhân làm việc tại Công ty Acecook, đặc biệt là chế độ đãi ngộ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

 
 

Đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19

 “Trong bối cảnh ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch Covid-19, song công tác đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn được thực hiện tốt”. Đây là nội dung được Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, diễn ra ngày 10/01.

 
 

Định hướng cho lao động xuất khẩu

Việt Nam chính thức đưa người lao động (NLĐ) theo diện thực tập sinh (TTS) sang Nhật Bản từ sau năm 1992. Từ đó, Nhật Bản luôn nằm trong tốp những nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. 9 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026, trong đó Nhật tiếp nhận 51.859 người.

 
 

Giảm đầu mối trung gian, chi phí cho người lao động sang Nhật làm việc

TPO - Để thúc đẩy hoạt động đưa thực tập sinh, lao động Việt Nam sang Nhật Bản sau dịch COVID-19, Bộ Lao động thương binh và Xã hội vừa trao đổi với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản xây dựng một hệ thống tuyển dụng mới nhằm loại bỏ các tổ chức trung gian và giảm chi phí cho thực tập sinh.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Top doanh nghiệp xklđ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
  /tháng
(1974 - 2006)
Tuyển:  

Đơn Hungary trình cục - Cam kết 03 - 04 tháng xuất cảnh - Phí thấp.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
3883
 
 
 
  /tháng
(1972 - 2006)
Tuyển:  

Hot Hot Hot - Đơn hàng Latvia cấp phép 05 năm cư trú - Thu nhập ~ 40 triệu.

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1548
 
 
 
  /tháng
(1982 - 2005)
Tuyển:  

ĐH Nam Nữ Chế Biến Thuỷ Sản Nga - Hợp Pháp - Thu Nhập Cao

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
32220
 
 
 
  /tháng
(1994 - 2006)
Tuyển:  

Năm Châu IMS Tuyển 16 Nam Chế biến thức ăn kèm tại Gunma, Nhật Bản

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
196
 
 
 
  /tháng
(1984 - 2002)
Tuyển:  

Abey's Tuyển 10 Nam Kỹ sư Vận hành máy gia công cơ khí CNC, Osaka Nhật Bản

 
Tư vấn:    
   
 
 
Tư vấn giúp tôi
1503